Tìm hiểu những thiên địch xâm hại đến yến
Trong cuộc sống bình yên này nhiều khi ta lại bị làm phiền bởi các loại côn trùng đáng ghét như ruồi muỗi, dán hay chuột. Và đối với chin yến cũng vậy, chúng cũng gặp nhiều phiền toái bởi một số sinh vật quấy nhiễu.
Chuột: Là loài chim yến khiếp sợ nhất, cho dù đã có vài lần làm tổ trong nhà yến như khi có chuột trong nhà yến sẽ bay đi nơi khác. Do vậy khi làm nhà phải tìm mọi cách không để chuột vào nhà yến từ cửa, ngạch, trần, mái, ống thông gió v..v… Có điều kiện để chuột trú ẩn, khi thấy chúng phải tìm cách hủy diệt hoặc ngăn chặn.
Chim đại bàn, Quạ, Cú mèo… không để chúng bay quanh khu vực nhà yến, không để cơ hội cho chúng bay vào nhà bắt yến mà tìm cách diệt chúng hoặc xua đuổi chúng đi nơi khác.
Mèo: Chúng rình trên trần nhà, miệng hang ra vào, cần giảm thiểu cây cối, cộc rào … mèo dùng để trèo vào nhà.
Dơi: Làm quấy động, ăn trứng và yến con nhất là về mùa khô. Khi có mặt của dơi yến sẽ bay đi nơi khác.
Nhện: Tuy không trực tiếp gây hại nhưng mạng nhện sẽ quấy nhiễu yến ở miệng hang và nơi làm tổ (các thanh khung, gốc nhà …). Cần chú ý: sau vài giờ màng nhện bị phá chúng sẽ làm trở lại, tốt nhất là diệt hết hoặc ngăn chặn trước.
Kiến và Dán: Chúng kéo nhau đến làm tổ trong tổ yến và yến sẽ bỏ tổ (dùng thuốc diệt).
Rệp: một là quấy rối, khi lắp đặt trần và khung lỗ không tạo ra kẻ hở giữa các thanh khung và trần nhà (kẻ hở là nơi ẩn náu của rệp).
Bồ câu và những con chim nhỏ chúng làm kinh động và làm nhiễu đường bay của yến, ta cần tác động và làm chúng tránh xa ngôi nhà yến.
Nếu các bạn muốn biết thông tin và các kỹ thuật nuôi yến sào chuẩn quốc thế thì hãy liên hệ với Dũng Phi Yến nhé!
- Quy trình xây dựng và lắp đặt nhà yến trọn gói (Ngày 22/05/2020)
- Âm thanh dụ yến và những điều nên biết (Ngày 13/04/2019)
- Giá bán tổ yến sào tại Việt Nam (Ngày 16/01/2017)
- Cần những thiết bị cơ bản nào trong nhà nuôi yến (Ngày 07/09/2018)
- Kỹ thuật nuôi yến trong nhà kiếm vài trăm triệu mỗi năm (Ngày 19/01/2018)
- Trẻ em có nên dùng yến sào hay không? (Ngày 11/04/2017)